Đặc sản rượu Chi nê Hậu Lộc Thanh Hóa

Làng Chi Nê, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một địa danh từ lâu đã nổi tiếng với đặc sản rượu Chi nê. Ngôi làng này có truyền thống nấu rượu lâu đời, từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc đây là nơi chuyên cung cấp rượu cho các quan lại trong triều và các sỹ quan cao cấp của quân đội Pháp. Vừa mở nút chai rượu Chi Nê ra là ta đã cảm nhận được sự hấp dẫn, lôi cuốn đặc biệt của hương nếp mới quyện lẫn vào với hương thơm dịu mát của 36 vị thuốc bắc. Mặc dù rượu gần 40 độ, tuy nhiên khi uống ta không hề cảm thấy nóng rát mà ngược lại rất êm dịu, thơm thảo. Cái vị cay cay, tê tê nơi đầu lưỡi dần lan tỏa làm con người ta có cảm giác lâng lâng, bay bổng, tuy say nhưng không gây cảm giác đau đầu hoặc nhức đầu.

Tham khảo thủ tục ==> Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa

Nguồn gốc của rượu Chi Lê

Rượu Chi Nê là đặc sản rượu nổi tiếng miền bắc, mang đậm bản chất văn hóa xứ Thanh – một mảnh đất giàu truyền thống.Rượu Chi Nê  được lấy từ cái tên của làng Chi Nê,Xã Cầu Lộc, Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Xã Cầu Lộc được biết đến với nghề truyền thống sản xuất rượu đặc sản thơm ngon tinh khiết chuyên cung cấp cho các tầng lớp quan lại triều đình phong kiến. Toàn xã có 90 – 95% hộ gia đình sinh sống bằng nghề nấu rượu.

Nguyên liệu gạo nấu chín

Theo nhiều gia đình ở xã Cầu Lộc cho biết, rượu Chi Nê có được hương vị đặc biệt là do  được sản xuất từ nguyên liệu gạo quê do chính người dân nơi đây trồng kết hợp với nguồn nước và men dùng để ủ rượu, cộng thêm những bí quyết gia truyền của ông cha ta để lại. Nguồn nước để nấu rượu được lấy từ nguồn nước ngầm ở các làng Thiều Xá,Đông Thôn và Cầu Thôn trong xã. Đây là nguồn nước tinh khiết không có độc tố kết hợp với loại men gia truyền làm từ 36 vị thuốc do người dân nơi đây tự chế ra và quá trình chưng cất công phu và tỉ mỉ với những công đoạn như nấu rượu, lên men… đã làm cho rượu có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt, cay riêng. Vì vậy rượu Chi Nê chỉ ngon khi nó do chính tay người Cầu lộc nấu trên mảnh đất quê hương. Đây chính là món quà đặc biệt mà thiên nhiên đã ưu ái khi ban tặng cho mảnh đất xứ Thanh. Vì thế suốt bao đời nay người dân cầu lộc vẫn luôn duy trì, bảo tồn và phất huy nghề đọc đáo của ông cha ta để lại với niềm tự hào riêng.

Cách thức ủ cơm

Vừa mở nút chai rượu Chi Nê ra cũng đã cảm nhận được sự hấp dẫn, lôi cuốn đặc biệt của hương nếp mới quyện lẫn vào với hương thơm dịu mát của 36 vị thuốc bắc. Khi uống ta không hề cảm thấy nóng rát mà ngược lại rất êm dịu và thơm. Cái vị cay cay, tê tê nơi đầu lưỡi dần lan tỏa làm con người ta có cảm giác lâng lâng, bay bổng, tuy say nhưng không gây cảm giác đau đầu, khó chịu. Trên  nhãn rượu Chi Nê là biểu tượng Bà Triệu (Triệu Trinh Nương) cưỡi voi xung  trận và dãy núi Tùng là nơi đặt đền thờ Bà đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia.

Tác dụng của rượu Chi Lê

Với hương vị đặc trưng mà không có bất kỳ loại rượu nấu theo phương thức cổ truyền hay hiện đại nào có thể sánh kịp,Rượu Chi Nê giúp bồi  bổ cơ thể làm tăng kích thích thức ăn, uống tiêu hoá, tạo cơ thể có sức khoẻ dai, trường thọ, có sức đề kháng chống bệnh tật. Với tính năng: Êm dịu có hương vị riêng biệt, là rượu trưng cất thủ công truy ền thống hỗ trợ cơ thể sau những giờ làm việc mệt nhọc.

Mặc dù, tại làng Chi nê hầu hết người dân đều biết nấu rượu nhưng chỉ làm theo quy mô nhỏ lẻ. Để rượu Chi Nê trở thành một thương hiệu nổi tiếng có mặt ở khắp các tỉnh thành trên cả nước như ngày hôm nay phải kể đến một phần công lao không hề nhỏ của toàn bộ cán bộ nhân viên công ty cổ phần thương mại Hậu Lộc.

Công ty Cổ phần Thương mại Hậu Lộc tiền thân là Cửa hàng thực phẩm và cửa hàng bách hóa được thành lập năm 1961. Đến năm 1969 đổi tên thành Công ty cấp III Hậu Lộc, với nhiệm vụ phân phối, thu mua các mặt hàng thiết yếu để phục vụ nhu cầu dân sinh và kháng chiến. Cùng với sự phát triển của đất nước, năm 1979, cửa hàng bách hoá lại đổi tên thành Công ty thương nghiệp Hậu Lộc, đến năm 1991, theo chủ trương của UBND tỉnh Thanh Hoá sát nhập 3 đơn vị: Công ty ngoại thương, Công ty vật tư và Công ty thương nghiệp thành Công ty thương mại Hậu Lộc. Chuyển đổi sang cơ chế thị trường, kinh tế công ty gặp nhiều khó khăn, không còn con đường nào khác buộc lãnh đạo công ty phải tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để tự cứu mình. Vậy là một lần nữa, Công ty thương mại Hậu Lộc được đổi tên thành Công ty Cổ phần Thương mại Hậu Lộc (29/12/2000), đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của công ty sau này.

Với những thành tích đã đạt được, Công ty Cổ Phần Thương mại Hậu Lộc đã vinh dự được nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: danh hiệu hàng việt nam chất lượng cao, được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm đạt chất lượng an toàn.